Tập tục lạ về an táng ở Việt Nam
Theo văn hóa của đồng bào dân tộc Nùng ở Bắc Giang, những người đã chết không thể thưởng thức được hương vị cuộc sống.
‘Cúng’ người đang sống
Đồng bào dân tộc Nùng hiện sinh sống chủ yếu tại xóm Bãi Lời, xã Tam Dị, Lục Nam, miền đất cách thị trấn huyện chừng 10km.
Điều đặc biệt trong văn hóa của người Nùng không thể không nhắc đến là tục không cúng giỗ ông bà, tổ tiên.
Người dân nơi đây cho biết họ không cúng người đã khuất mà chỉ ‘cúng’ người sống bởi với họ, người chết không thể ăn và thưởng thức nên việc cúng gà, lợn, trâu, bò sẽ… dành cho người đang sống.
Được biết, khi bố hoặc mẹ bước sang tuổi 61, các con kể cả trai và gái sẽ phải có tránh nhiệm tổ chức sinh nhật cho bố mẹ, trong đó con gái đã đi lấy chồng sẽ có trách nhiệm lo về tài chính.
Ít nhất các con sẽ phải tổ chức cho cả bố và mẹ mỗi người 3 lần trước khi bố mẹ qua đời.
Thiêu người chết giữa cánh đồng
Tập tục an táng của người Khmer ở Bến Cừ, Tây Ninh từng được nhiều người biết đến với việc đưa thi hài người chết ra thiêu lộ thiên, giữa đồng không mông quạnh.
Theo chia sẻ của một sư thầy, sở dĩ người Khmer ở ấp Bến Cừ đều theo nghi thức hỏa táng người đã khuất là vì họ tiếp thu quan niệm về thuyết Tử – Sinh của đạo Bà La Môn.
‘Chúng tôi được dạy rằng con người được hình thành từ vũ trụ gọi là Tiểu vũ trụ.
Khi mất đi, cũng có nghĩa là Tiểu vũ trụ lại hòa mình với Đại vũ trụ nên thi thể người đã khuất phải được nhanh chóng thiêu đi, để hồn phách không còn nơi bám víu, nhanh chóng hòa vào Đại vũ trụ để rồi tách ra đầu thai vào kiếp khác’, sư thầy này nói.
Tục dùng cây luồng ‘khiêng ma’
Thôn Mục Long, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) gồm các ngôi nhà nằm khuất trên các ngọn đồi.
Chính vì đồi núi phức tạp nên việc ‘đưa tang’ của đồng bào người Mường nơi đây cũng lạ và khác với nhiều nơi.
Ở đây bà con khi tiễn đưa người mất không có xe tang mà phải dùng bằng đòn luồng, sau đó buộc quan lên rồi khiêng qua các ngọn đồi chót vót.
Thông thường, nhà ai có người chết, trưởng bản sẽ giao công việc buộc đòn khiêng cho một người có kinh nghiệm lâu năm nhất trong bản. Tập tục này hiện vẫn được duy trì tại Mục Long.
Theo tinngan
Leave a Reply