Lý giải chuyện tia đất xấu dẫn đến bệnh tật, ly tán?

Ty Huu Doc Ngoc

“Tôi cũng từng tiếp xúc với hai người phụ nữ từng sống trong căn nhà này. Họ có nói với tôi rằng, ngôi nhà như kiểu có “ma ám”. Thời gian đầu chuyển đến ngôi nhà này, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, càng về sau, tính tình của mỗi người thay đổi. Họ thường xuyên cáu gắt, căng thẳng khi về nhà. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ ly hôn cho những khổ chủ sống trong ngôi nhà này mà không phải do họ túng quẫn về kinh tế hay ngoại tình”, TS. Bằng kể lại.

Theo Tiến sĩ Vũ Bằng, khi tiếp xúc với tia đất xấu, trẻ con thường có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, gào khóc. 

Tia đất xấu dẫn đến bệnh tật, ly tán?
Theo TS. Vũ Bằng, Phó Viện trưởng viện công nghệ nước và môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), Phó Giám đốc công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe, sau 10 năm đi khảo sát, ông biết không ít trường hợp các gia đình sống nhiều đời trên một ngôi nhà gặp phải tai nạn, đại họa một cách khó hiểu. Thậm chí, mấy đời chủ về sau cũng liên tiếp gặp cùng một căn bệnh, một hiện tượng giống hệt người chủ đầu tiên.
Trước đây, TS Bằng từng khảo sát đất một mảnh đất trên đường Trung Kính (Hà Nội) với những đặc điểm rất lạ. Năm 2012, ông nhận được một cuộc điện thoại từ số lạ. Người đầu dây bên kia tự giới thiệu tên là T. (30 tuổi), đã có chồng và một cô con gái. Cả gia đình T. vừa chuyển đến ở căn nhà trên đường Trung Kính gần 1 tháng nhưng đã gặp một chuyện vô cùng kỳ lạ.
Theo lời chị T. ngôi nhà này đã qua rất nhiều đời chủ và chị ấy tình cờ biết được thông tin qua quảng cáo. Mảnh đất rộng khoảng 40m2, mặt tiền 4m và đã xây lên căn hộ ba tầng. Gia đình người chủ gần nhất của ngôi nhà này ở được hơn một năm thì bán lại cho chị T.
Ban đầu, chị T. thắc mắc tại sao ở một vị trí đẹp, thuận tiện mà người ta lại bán nhà với giá “mềm” đến vậy. Tuy nhiên, thấy mảnh đất vuông vắn, ngôi nhà sạch đẹp, sáng sủa, vợ chồng chị T. cũng không tìm hiểu sâu mà đã quyết định luôn.

– Bạn đang đắn đo không biết tìm  những thông tin về Gieo quẻ, Xem quẻ, Quẻ dịch,  ở đâu cho chất lượng, đến ngay Gieo quẻ dịch số để tìm cho mình những thông tin vô cùng hữu ích nhé!!!

ly giai chuyen tia dat xau khien tan gia bai san Lý giải chuyện tia đất xấu dẫn đến bệnh tật, ly tán?
 TS. Vũ Bằng trao đổi với PV. 
Ngày chuyển nhà, khi hai vợ chồng chị T. vừa đưa đứa con gái 5 tuổi vào căn nhà được một tiếng thì con bé cứ khóc, gào thét như có ai đánh đập. Dỗ thế nào cũng không nín. Tưởng con mình có bệnh, vợ chồng anh chị lập tức đưa con ra bệnh viện Nhi Trung Ương khám nhưng bác sỹ không kết luận ra bệnh gì.
Lạ ở chỗ, đến lớp mẫu giáo, con bé rất ngoan nhưng cứ về nhà, con gái lại chạy vào một góc, gào khóc như bị “ma ám”. Biết có chuyện chẳng lành, gia đình anh chị liền mời thầy cúng về xem đất.
Thầy cúng phán rằng mảnh đất này trước đây từng có trẻ con chết nên phải làm lễ cúng xua đuổi tà ma ra ngoài. Lễ lạt cúng bái mất cả mấy chục triệu đồng nhưng căn bệnh “gào khóc” của con gái vẫn không khỏi. Cuối cùng, họ phải dọn về nhà bà nội ở nhờ và tìm người kiểm tra mảnh đất.
Sau khi nhận được lời cầu cứu của chị T., TS. Bằng đã đem máy móc đến mảnh đất đó để khảo sát. Vừa đặt máy xuống, ông đã phát hiện ra dòng từ trường khá mạnh phát ra từ dưới nền nhà. Đó chính là tia đất dữ. Chính tia đất xấu này đã khiến con gái chị T. mắc “bệnh khóc”.
Sau này, ông còn biết được rằng, những đời chủ trước của ngôi nhà này cũng gặp phải tình cảnh tương tự khi con cái họ còn nhỏ cũng gào khóc, bệnh tật không rõ lý do. Có thể ngôi nhà, mảnh đất ở vị trí đẹp mà các chủ nhà lần lượt tháo chạy là do đó. Không chỉ con cái quấy khóc mà những người phụ nữ trong gia đình cũng thường ốm yếu.
ly giai chuyen tia dat xau khien tan gia bai san hinh 2 Lý giải chuyện tia đất xấu dẫn đến bệnh tật, ly tán?
 Những ngôi nhà có tia đất xấu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ảnh minh họa. 
Lý giải nguyên nhân của trường hợp trên, TS. Bằng cho rằng, những đứa trẻ còn non nớt, hệ thống thần kinh còn yếu và khả năng gánh chịu nguồn từ trường cao không thể bằng người lớn. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với tia đất xấu, chúng có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, gào khóc. Nếu gia đình chị T. cứ nhất quyết ở trên mảnh đất này mà không qua xử lý chắc chắn sẽ gặp phải cảnh bệnh tật, ốm đau triền miên.
Cách đây mấy năm, TS. Bằng từng công tác tại Ba Lan và phát hiện ra những trường hợp cũng rất “dị” do ảnh hưởng của tia đất xấu. Đầu tiên là một gia đình dọn đến ngôi nhà này ở được một năm thì bỗng dưng ly hôn. Sau khi ly hôn, mỗi người được chia một nửa ngôi nhà.
Họ bán lại ngôi nhà cho ngân hàng lấy tiền rồi đường ai nấy đi. Sau đó mấy tháng, ngôi nhà này lại được ngân hàng bán lại cho một cặp vợ chồng gần đó. Cũng hơn một năm sau, cặp vợ chồng này cũng ly hôn trong sự ngỡ ngàng của bạn bè, hàng xóm. Chưa dừng lại ở đó, đến đời chủ thứ ba, một gia đình cũng ly hôn sau khi ở căn nhà này được thời gian ngắn. Sau này, người ta gọi căn nhà đó là “căn nhà đổ vỡ”.
“Tôi cũng từng tiếp xúc với hai người phụ nữ từng sống trong căn nhà này. Họ có nói với tôi rằng, ngôi nhà như kiểu có “ma ám”. Thời gian đầu chuyển đến ngôi nhà này, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, càng về sau, tính tình của mỗi người thay đổi. Họ thường xuyên cáu gắt, căng thẳng khi về nhà. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các vụ ly hôn cho những khổ chủ sống trong ngôi nhà này mà không phải do họ túng quẫn về kinh tế hay ngoại tình”, TS. Bằng kể lại.
Kiểm tra giấc ngủ để… chẩn đoán tia đất
Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, TS. Vũ Bằng cho hay, chỉ cần dựa vào kinh nghiệm, người ta cũng có thể phát hiện ra trong mảnh đang ở có từ trường đột biến hay không. Để nhận biết, đơn giản nhất là hãy kiểm tra giấc ngủ hàng ngày của chính mình. Giấc ngủ được xem là đầu mối về sự có mặt của tia đất.
Giấc ngủ không sâu, không ngon, trằn trọc, chập chờn đứt quãng, hồi hộp, khó thở, ác mộng… trên 90% trường hợp giường ngủ đặt trong vùng có tia đất. Ngoài ra phải kể đến dấu hiệu trên là trong nhà có người luôn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, khó thở, tính tình cáu gắt, ốm không ra ốm, đi khám không phát hiện ra bệnh tật…
Cũng có thể nhận biết tia đất qua quan sát vật nuôi. Ta hãy tự đặt bể cá vào nơi nghi có tia đất. Nếu ở đó có tia đất thì cá bơi lội dáng vẻ xục xạo, đôn đáo như thể muốn tìm lối thoát. Đặc biệt chó mèo. Bởi mèo ưa nơi có nguồn bức xạ điện từ mạnh vì chúng có bộ lông dầy dễ tích điện dương.
Thứ ba, quan sát các máy móc thiết bị dùng điện. Những thiết bị chạy điện dùng trong các gia đình hay công sở, nếu đặt đúng vào nơi có tia đất xấucũng không tránh khỏi hư hỏng sớm. Nhiều trường hợp có một vị trí đâu đó ở trong phòng tivi không thể bắt được tín hiệu, điện thoại mất liên lạc… Hoặc nếu thấy phải thay bóng đèn liên tục hoặc đôi khi bóng tự động nổ vỡ thì ắt nơi đó có tia đất mạnh. Ngoài ra cũng có thể nhận biết qua côn trùng trong nhà. Kiến, mối… thường làm tổ ở nơi có tia đất.
Trước khi làm nhà, những người nghi ngờ mảnh đất nhà mình có gì đó bất thường nên tiến hành đo từ trường. Nếu phát hiện có mồ mả, hài cốt hoặc cấu trúc lòng đất có bức xạ lớn thì nên tiến hành “trấn yểm” lại. Đối với những hài cốt, thông thường người ta sẽ tiến hành di chuyển chúng sang vị trí khác.
Còn đối với cấu trúc lòng đất có bức xạ lớn, nên dùng biện pháp khoa học để “trấn” lại. Còn trong trường hợp đã xây nhà xong, nếu phát hiện có hài cốt phía dưới, để tránh tốn kém, có thể dùng than hoạt tính, hoặc dùng nhiệt để tán từ trường dị biệt, khử các nguồn bức xạ từ các máy móc, thiết bị điện dùng trong sinh hoạt gia đình, đường điện cao thể, trạm phát sóng…

– Ngoài Gieo que dich so còn có những danh mục hữu ích khác, bạn cần tìm hiểu như:

Xem sao chiếu mệnh

Xem thời vận

Xem tuổi vợ chồng

Xem tuổi xây nhà

Truy cập để xem nhiều hơn tại BlogPhongThuy.com –  Phong Thủy Cho Người Việt, Xem Phong Thủy, Tư Vấn Phong Thủy
Hotline: (+1) 323.5225.386 (Mr. David Ho – USA)

 
300x250 Lý giải chuyện tia đất xấu dẫn đến bệnh tật, ly tán?

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>