Lễ chùa đầu năm: Cúng sao giải hạn thế nào cho đúng?
Nghi lễ nói chung và cúng sao nói riêng mục đích chính là hướng niềm tin của phật tử, nhắc nhở phật tử và trợ giúp tinh thần cho phật tử trong cuộc sống hiện tại, ngăn ngừa con người làm điều xấu. Khi có niềm tin, hiệu quả nhất định sẽ giúp mỗi người tránh làm việc xấu, tránh được nghiệp và hậu quả xấu. Khi ta không làm điều xấu, chỉ làm điều thiện, mọi tai ương sẽ tránh được, điều tốt đẹp sẽ đến.
Theo lời Phật dạy, không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và không có nghi lễ cúng sao giải hạn.
Đi chùa đầu năm và lễ cúng sao giải hạn là một tập tục tồn tại từ lâu và ngày càng phát triển tại Việt Nam. Mọi người, mọi nhà thi nhau cúng lễ dâng sao giải hạn để bớt các rủi ro, tai nạn khi gặp vận hạn sao xấu.
Vậy có đúng “sao” làm nên vận hạn con người? Giải sao có tránh được hạn, chăm đi chùa có thành “chính quả”… Nhân dịp đầu Xuân, PV đã có cuộc trao đổi với Đại đức Thích Thanh Huân, trụ trì chùa Pháp Vân (Hà Nội), Thư ký văn phòng 1, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam xung quanh vấn đề này.
– Bạn đang đắn đo không biết tìm những thông tin về Đổi ngày dương sang âm, Đổi lịch dương sang âm, Đổi lịch âm dương, ở đâu cho chất lượng, đến ngay Đổi ngày dương sang ngày âm để tìm cho mình những thông tin vô cùng hữu ích nhé!!!
Ảnh minh họa. |
Đắc quả do cách sống mỗi ngày
Thưa Đại đức, đầu năm du lịch lễ chùa đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nhưng hoàn toàn lại không phải là những ngày trọng đại của Phật giáo?
Phong tục của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc mỗi năm theo chu kỳ đều có những kỷ niệm thiêng liêng. Ở Việt Nam, tiết xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nên người ta nghĩ nhiều đến việc thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa, phần lớn là để cầu an, cầu lộc… số ít đến đây để tìm chút thư thái cho tâm hồn, thắp nén nhang thơm thể hiện tấm lòng thành kính tới đức linh thiêng, tổ tiên, dòng tộc.
Phật Giáo coi tiết xuân bắt đầu từ 23 Tháng chạp và lấy một số ngày trong tháng như: 1, 14, 15, 23, 29… là ngày chay tịnh, giáo dục phật tử sống thanh đạm để tu nhân hướng thiện.
Nhiều người quan niệm, muốn đắc đạo không những chỉ đi nhiều chùa mà một số chùa như Hương Tích, Yên Tử… phải đi đủ 5 – 7 năm liên tục mới được, điều đó có đúng không, thưa Đại đức?
Đó là sự suy diễn đồn đại trong dân gian không có cơ sở. Đi vãn cảnh chùa hành hương đầu năm trong tiết cảnh xuân thiêng liêng thuần khiết mục đích là hướng con người ta tới cảnh đẹp, cái đẹp, con người hòa quyện với thế giới thiên nhiên và gần gũi nhau, bỏ qua mọi điều xấu, sống hướng thiện, làm điều tốt để có nhân quả tốt.
Việc lễ cao, cỗ đầy, đi nhiều chùa… không giúp cho trả được nghiệp báo đã gây tạo nên mà việc đắc quả, hưởng phúc là do chúng ta thực hành hàng ngày trong cuộc sống: tu tâm dưỡng tính, tránh xa các việc xấu, tạo tội tạo nghiệp… sống thanh thản, an vui.
Do đó, có tâm Phật độ, có điều kiện thì lên chùa, đi chùa vãn cảnh, còn không thì gần đâu lễ đó, lễ tại gia sao cho có tâm là được. Việc bày biện cúng lễ, đi chùa để kêu cầu hưởng lộc nhưng không có tâm thì chỉ giúp làm bận rộn mà không giải quyết việc gì.
Sao không chiếu mệnh, hạn bởi “nhân quả”
Không chỉ đi chùa đầu năm, các gia đình còn đến các chùa để làm lễ “dâng sao, giải hạn” cho gia đình để tránh tai ương trong cả năm. Thực tế, sao có “chiếu” vận tốt, vận xấu cho con người không, thưa Đại đức?
Căn cứ vào kinh sách của nhà Phật, theo lời Phật dạy thì không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho phật tử cả. Tuy vậy, văn hóa Phật giáo du nhập nền văn hóa phương Đông, chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống tín ngưỡng dân gian đa thần, trong đó có cả nghi lễ cúng sao bắt nguồn từ Trung Quốc, được nhân dân tin dùng.
Trước đây, lễ cúng sao thường được làm trong dân nhưng đến thời Pháp thuộc, các nghi lễ bị cấm, nên người dân đến chùa để cúng. Trong Phật giáo có lễ cầu an, cầu phúc cho dân đầu năm nên các vị tu sĩ Phật giáo đã kết hợp, gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng mà tổ chức các buổi lễ theo đúng nghi thức thuần túy Phật giáo, để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác.
Điều đó có nghĩa là không có sao chiếu làm ảnh hưởng tới sự may rủi của mỗi con người trong một năm?
Sao chiếu mệnh liên quan đến thế giới quan của con người với thế giới xung quanh là môn khoa học huyền bí chưa được lý giải nhưng không phải không có căn cứ. Bởi con người là tiểu vũ trụ, chịu ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, của bao la vũ trụ, không gian, thời gian… tức là chịu tác động của mối quan hệ giữa Thiên – Địa – Nhân. Người xưa đã có tổng kết, tính toán phân chia thời gian, không gian, vũ trụ, tinh tú… thành năm, thành vận, theo can chi, ngũ hành… và xác định được theo chu kỳ vận chuyển trong vũ trụ, bản mệnh mỗi người sẽ chịu ảnh hưởng của một vài sự kiện tốt hoặc xấu mà người xưa gọi là sao, hạn…
Theo một số sách Trung Quốc thì có 10 ngôi sao phát sáng trên trời là: Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Thủy Diệu, Mộc Diệu, Kim Diệu, Thổ Diệu, La Hầu, Kế Đô và Thái Bạch. Các sao phối trí theo các phương, sắp xếp theo mười hai chi và ngũ hành và hàng năm mỗi tuổi âm lịch chịu ảnh hưởng của một vì sao gọi nôm na là sao chiếu mạng. Do đó, có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu và người ta tin rằng, việc cúng lễ sẽ giúp giảm được tai nạn khi gặp sao xấu.
Vậy có nghĩa là cúng sao sẽ tránh được cho con người các “tai ương”?
Con người có may, có rủi, có vận tốt và vận xấu. Tuy nhiên, không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa cả. Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên. Nếu như cúng sao, giải hết vận hạn thì sẽ không ai còn có hạn cả, thì còn đâu chuyện tai nạn giao thông… Các sao là do chính con người đặt tên và vẽ cho mỗi ngôi sao mang một đặc tính, chứ đức Phật không hề nói về chúng. Phật chỉ dạy chúng ta về nhân quả, nghĩa là các hành động qua tâm, khẩu và ý của con người tạo ra. Con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến.
Theo sự phân tích của Đại đức thì cúng sao không “giải quyết” được, vậy vì sao, các chùa vẫn tổ chức các nghi lễ này?
Luật nhân quả trong Đạo Phật đặc biệt chú trọng sự chuyển hóa từ cái xấu trong quá khứ để tốt lên bằng sự nỗ lực hướng tới sự tốt đẹp, đặc biệt là tính tích cực về tinh thần, niềm tin mong mỏi sự chuyển hóa để phấn đấu đến sự tốt đẹp. Phật giáo hướng con người trở về nội tâm của mình, ăn năn sám hối lỗi lầm (mặc dù lỗi lầm có khi mình không biết) giúp con người hướng tới điều thiện tích cực hơn.
Nghi lễ nói chung và cúng sao nói riêng mục đích chính là hướng niềm tin của phật tử, nhắc nhở phật tử và trợ giúp tinh thần cho phật tử trong cuộc sống hiện tại, ngăn ngừa con người làm điều xấu. Khi có niềm tin, hiệu quả nhất định sẽ giúp mỗi người tránh làm việc xấu, tránh được nghiệp và hậu quả xấu. Khi ta không làm điều xấu, chỉ làm điều thiện, mọi tai ương sẽ tránh được, điều tốt đẹp sẽ đến.
– Ngoài Doi ngay duong sang ngay am còn có những danh mục hữu ích khác, bạn cần tìm hiểu như:
Truy cập để xem nhiều hơn tại BlogPhongThuy.com – Phong Thủy Cho Người Việt, Xem Phong Thủy, Tư Vấn Phong Thủy
Hotline: (+1) 323.5225.386 (Mr. David Ho – USA)
Liên Quan Khác
Cùng Danh Mục:
Khó khăn khi dạy nghề cho lao động nữ
Hướng dẫn đổi ngày 28 tháng 7 năm 2020 sang âm lịch
Cùng nhìn qua 3 lợi thế khi đầu tư vào căn hộ khách sạn
Khám phá căn hộ 27m2 cho cặp vợ chồng trẻ
Ăn nhiều trái cây và rau quả tốt thế nào
Những thứ cần hạ gấp khỏi bàn thờ sau Tết cổ truyền
Leave a Reply