Hòn đá với nhiều ký tự lạ được cho là bản đồ kho báu

Ty Huu Doc Ngoc

Trên có khắc các ký tự lạ nên nhiều người tìm đến với hy vọng đó sẽ là lời chỉ dẫn tới một kho báu.

Gần đây, nhiều người dân đã tìm về thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đăk Pơ, Gia Lai) để giải mã bí ẩn về hòn đá có khắc nhiều ký tự lạ. Có nhiều lời đồn đoán những chữ được khắc trên hòn đá này là , gây nên sự hiếu kỳ cho người dân. Đã có nhiều người đến đây tìm vận may bằng cách đào bới xung quanh hy vọng tìm được kho báu đời xưa để lại.

da1 2792 1392991733 Hòn đá với nhiều ký tự lạ được cho là bản đồ kho báu

Trên hòn đá chứa nhiều ký tự lạ được cho là bản đồ kho báu. Ảnh: Dũng Hà

Một thanh niên trong làng cho biết, nghe truyền tai nhau nên khá nhiều người tìm đến đây. Để đến chỗ hòn đá, phải men theo những lối mòn nhỏ, đi sâu vào những cánh đồng cây cối chằng chịt. Những con đường này được hình thành sau khi có quá nhiều người qua lại.

Nhìn từ xa hòn đá không có gì bất thường với chiều cao khoảng 2m, mặt trước và mặt sau được làm phẳng như một tấm bia. Tuy nhiên, khi đến gần, hòn đá toát lên vẻ cổ kính, rêu xanh bao phủ, hai mặt đều có một loại chữ được cho là chữ cổ được khắc chìm vào trong. Một bên mặt có 8 dòng chữ, mặt còn lại có 3 dòng. Khác với các bia đá cổ ở ngoài bắc là khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm, chữ ở bia đá này được khắc giống chữ Chăm cổ.

da2 4708 1392991733 Hòn đá với nhiều ký tự lạ được cho là bản đồ kho báu

Nhiều người ở xa tìm đến đào bới xung quanh với hy vọng tìm được kho báu. Ảnh: Dũng Hà

Ông Thái, một người lớn tuổi trong thôn, cho biết từ thời còn nhỏ ông đã thấy hòn đá nằm ở đó: “Do có nhiều hình vẽ lạ được khắc nên nhiều người ở nơi khác đến đây để xem. Còn có nhiều tốp đến đào bới để tìm vàng xung quanh hòn đá nhưng đến nay, chưa thấy ai tìm được thứ gì có giá trị ở đây cả”. Những người đến đây đào bới tìm kho báu chủ yếu ở ngoài huyện chứ dân địa phương không ai dám đến xâm phạm hòn đá vì sợ có yểm bùa.

Các nhà nghiên cứu văn hóa thì cho biết những dòng chữ trên phiến đá đó chỉ là chữ Chăm, được viết vào khoảng thế kỷ XI – XII. Kiểu bia và chữ viết loại này giống với bia đá tại tháp Po Klaong Garai và bia đá Batau Blah ở Ninh Thuận. Hiện vẫn chưa có ai đọc và giải thích được nội dung của các chữ được khắc trên hòn đá.

Sự ăn mòn của thời gian, những ký tự khắc trên hòn đá đã phai mờ dần nhưng vẫn còn là bí ẩn. Ngoài những người đến để đào bới tìm của quý còn có người còn định thuê máy móc đem hòn đá đi nhưng bị dân làng ngăn cản.

Theo Ngôi sao

300x250 Hòn đá với nhiều ký tự lạ được cho là bản đồ kho báu

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>