Đừng bao giờ để ban thờ ở vị trí này dù cho nhà chật hẹp cỡ nào
1. Bài vị trên bàn thờ không được đặt sát tường. Đặt bài vị sát tường sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ, vận mệnh, vì vậy luôn phải để một khoảng trống nhỏ giữa bàn thờ và bài vị tổ tiên. Ngược lại với bài vị, tượng Thần Phật phải đặt sát tường mới tốt.
Đừng bao giờ để ban thờ ở vị trí này dù nhà chật hẹp cỡ nào kẻo hối hận thì chẳng kịp nhớ cẩn trọng.
Cách lau dọn bàn thờ để không tán lộc, động tài
Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người), trước khi lau dọn bàn thờ (bao sái), người bao sái cần tắm rửa sạch sẽ và dịp này chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, không làm tổng thể như dịp Tết.
Tối kị động chạm dịch chuyển bát hương vì quan niệm thần linh, gia tiên khó an vị để phù hộ con cháu.
Nước bao sái bàn thờ là nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn), hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng.
Nếu muốn thơm hơn thì đun lâu hơn cho nước đặc, hoặc mua thêm hương liệu (đối với bàn thờ lớn, hoặc nhiều bàn thờ). Việc bao sái ai làm cũng được, chỉ cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ quý, vật phẩm, ảnh gia tiên…
Vị trí đặt bàn thờ theo phong thủy
Trong ngôi nhà truyền thống của người Việt, bàn thờ tổ tiên thường đặt tại gian chính, gian chính lại là chỗ tiếp khách nên nhiều người cho rằng hai không gian này là một. Vì thế, một số nhà xây mới hiện nay vẫn có thói quen để bàn thờ ngay tại phòng khách.
Tuy nhiên, nếu có không gian vẫn nên làm gian thờ riêng biệt và không đặt bàn thờ ngay tại phòng khách. Đối với nhà chung cư, vị trí đặt bàn thờ vẫn phải đảm bảo sự thông thoáng, nhưng kín đáo và thống nhất về hình thức sao cho tương ứng với không gian căn hộ.
Dù là nhà ở truyền thống hay hiện đại, bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên… để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên. Gia chủ nên cân nhắc vị trí đặt bàn thờ ngay khi bắt đầu thiết kế xây nhà sao cho phù hợp.
Ví dụ, muốn đặt dưới tầng một thì bàn thờ nên nằm sát giếng trời hoặc trong khoảng thông tầng, nằm ở phía sau nhà và không lộ diện ra phòng khách. Khi đặt trên tầng, bàn thờ nên kín đáo với người ngoài và gần gũi với người trong gia đình.
Đối với bàn thờ thần tài và ông địa, nên đặt ngay tại lối vào chính và ở dưới đất vì việc thắp nhang, nhất là nhang thơm, có tác dụng xua đuổi không khí ẩm ướt, côn trùng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối (là khoảng thời gian chuyển tiếp Âm Dương, ánh sáng nhá nhem, vi khuẩn nhiều và độ ẩm tăng), đồng thời theo tín ngưỡng dân gian thì làm như như vậy sẽ “nghinh tiếp thần tài” được trực tiếp hơn.
Kiêng kỵ khi đặt ban thờ
1. Bài vị trên bàn thờ không được đặt sát tường. Đặt bài vị sát tường sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ, vận mệnh, vì vậy luôn phải để một khoảng trống nhỏ giữa bàn thờ và bài vị tổ tiên. Ngược lại với bài vị, tượng Thần Phật phải đặt sát tường mới tốt.
2. Bên phải bàn thờ không được đặt đồ điện. Nếu bên phải vị trí đặt bàn thờ có đồ điện sẽ phạm vào sát khí của Bạch Hổ, dễ xảy ra chuyện không may. Bên phải bàn thờ nên đặt một đôi tì hưu hoặc long quy, có thể hóa giải sát khí, cải thiện môi trường phong thủy.
3. Bên trái bàn thờ không được bừa bộn. Phía bên trái bàn thờ nếu như để bừa bộn hoặc có thùng rác hay các vật ô uế sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế, sức khỏe và sự nghiệp của gia đình. Vì vậy, bên trái bàn thờ phải giữ gìn sạch sẽ, quét dọn thường xuyên.
Liên Quan Khác
Cùng Danh Mục:
Chiêm ngưỡng tủ bếp đẹp tại
Nóng trong tuần: Sôi động nhà đất riêng lẻ
Bí quyết nào để khách hàng có thể an tâm khi giao dịch mua bán nhà đất
Chia sẻ 8 gợi ý chọn vật liệu lát sàn bếp cực chuẩn
14 tác dụng của chanh trong đời sống con người
Bạn sẽ làm gì khi phải đối mặt với 16 tình huống sau?
Leave a Reply