Có phải kinh tế Nhật Bản sẽ yếu thế tại thị trường châu Á

Ty Huu Doc Ngoc

“Chúng tôi nghĩ rằng trong bối cảnh hiện nay, châu Á cần tự biến mình thành động lực tăng trưởng độc lập cho nền kinh tế thế giới”, Sun-Bae Kim và Adam Le Mesurier, chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs, nói.

Lần đầu tiên trong hơn ba thập kỷ, , nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có thể sẽ bị các nước còn lại của châu Á vượt qua về mặt quy mô.

seoul 1366996474 500x0 Có phải kinh tế Nhật Bản sẽ yếu thế tại thị trường châu Á

Ảnh: Reuters

Tình trạng này cho thấy người tiêu dùng châu Á đã trở thành động lực tăng trưởng quan trọng và đánh dấu bước ngoặt trong mô hình kinh tế tập trung vào xuất khẩu của các nước châu Á, Lehman Brothers, một trong những ngân hàng đầu tư toàn cầu hàng đầu, nhận định.

Mặc dù chỉ có một phần nhỏ trong số dân hơn 3 tỷ người của châu Á thuộc tầng lớp trung lưu, giới phân tích cho rằng con số này đang tăng nhanh hơn các khu vực khác, báo hiệu trước một giai đoạn bùng nổ tiêu dùng.

“Số lượng dân số thuộc tầng lớp trung lưu đang thay đổi mạnh mẽ”, Yuwa Hedrick-Wong, cố vấn kinh tế của hãng Mastercard International (chuyên theo dõi xu hướng tiêu dùng tại châu Á), nhận định. “Ngày càng có nhiều người chuyển từ việc mua sắm những thứ hàng hoá cần thiết nhất cho cuộc sống sang tiêu dùng những dịch vụ cao cấp, như đi nghỉ ở nước ngoài, tới nhà hàng và thăm trung tâm thương mại”.

Theo Hedrick-Wong, tầng lớp trung lưu ở châu Á là những người kiếm được hơn 5.000 USD một năm. Khoảng 80 triệu người Trung Quốc, 15 triệu người Thái Lan, 12 triệu người ở Ấn Độ và Indonesia, 9 triệu người Malaysia và 6 triệu người Philippines có mức thu nhập trên.

  •  Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.

Khoảng 200 triệu người khác ở Ấn Độ đang có mức thu nhập mỗi năm trên 1.500 USD. Những thứ mà họ mua sắm hằng ngày là dầu gội đầu, kem đánh răng, xe đạp và các loại hàng hoá nhu yếu phẩm.

Một điều tra cho thấy Trung Quốc đã công bố mức tăng trưởng của ngành dịch vụ trong năm 2005 thấp hơn thực tế và mức tăng GDP của nước này so với năm 2004 là 16,8%. Nếu đúng như vậy, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2005.

Lehman Brothers dự tính rằng phần còn lại của châu Á, trong đó có Ấn Độ, đã vượt qua Nhật Bản về tổng sản phẩm kinh tế quốc dân danh nghĩa, tính theo USD, vào năm 2005. Theo các số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế, điều này chưa từng xảy ra từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước.

Goldman Sachs – một ngân hàng đầu tư toàn cầu hàng đầu – cho rằng ý nghĩa của hiện tượng này sẽ được cảm nhận ngay trong năm sau. Họ cho rằng ngay cả khi nền kinh tế Mỹ tụt dốc, những người tiêu dùng châu Á vẫn có thể bù vào khoảng trống chi tiêu mà người tiêu dùng Mỹ để lại và giúp cho châu Á, trừ Nhật Bản, đạt mức tăng trưởng 7,5% vào năm 2006, so với mức tăng 4,1% của thế giới.

Sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiêu dùng tại châu Á vẫn có thể bị cản lại nếu giá dầu tiếp tục biến động xung quanh mức giá hiện nay hoặc cúm gia cầm bùng phát thành đại dịch. Nhưng vào thời điểm hiện tại, có rất nhiều tín hiệu cho thấy người tiêu dùng châu Á – vốn có truyền thống thắt lưng buộc bụng – đã bắt đầu móc ví nhiều hơn.

Các chuyên gia kinh tế cho biết, khi các nước đang ở trên đà phát triển, họ cần giảm sự phụ thuộc vào đầu tư và dựa vào tiêu dùng nhiều hơn.

Các “con hổ” châu Á – Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong – đã theo đuổi mô hình kinh tế tập trung vào xuất khẩu và trở thành một trong những nền kinh tế giàu nhất thế giới. Sự thành công của bốn “con hổ” châu Á cũng được coi là “thần kỳ” chẳng khác gì câu chuyện thành công của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Dân số 210 triệu người ở 4 nền kinh tế này và Nhật Bản đang là bộ phận cốt lõi của tầng lớp trung lưu châu Á.

Bộ Tài chính Hàn Quốc mới đây dự báo rằng tiêu dùng cá nhân của xứ sở kim chi sẽ tăng 4,5% trong năm 2006, còn năm 2005 là 3,1%.

“Đối với khu vực Bắc Á, Hàn Quốc là nền kinh tế sẽ chứng kiến sự bùng nổ tiêu dùng vào năm 2006, làm thay đổi tỷ trọng chi tiêu nội địa trong GDP”, Irene Cheung, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ABN AMRO, nhận định.

“Trung Quốc cũng sẽ chứng kiến tình trạng tương tự, phù hợp với chính sách cân đối lại động lực tăng trưởng kinh tế của chính phủ theo hướng chuyển dịch từ đầu tư và xuất khẩu sang tiêu dùng”, ông nói.

Tầng lớp trung lưu mới nổi ở châu Á ngày càng sẵn sàng dùng tiền tiết kiệm và vay nợ để mua những thứ mà trước đây được coi là xa xỉ như xe hơi, TV, tủ lạnh và máy giặt. Lehman Brothers dự tính rằng tỷ trọng tín dụng cá nhân trong tổng số nợ đã tăng mạnh từ mức 18% năm 1999 lên 27% tại khu vực Đông Nam Á và Bắc Á – trừ Nhật Bản.

Người tiêu dùng không chỉ chi tiêu trong nước. Gần 29 triệu người Trung Quốc đã đi du lịch ở nước ngoài vào năm 2004 – tạo thêm nhiều việc làm và thúc đẩy nền kinh tế của những nước mà họ tới thăm. Trung Quốc, có số lượng khách du lịch lớn nhất châu Á, cho biết số người đi du lịch nước ngoài của quốc gia này có thể tăng lên tới 50 triệu vào năm 2010.

  •  Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Trong khi đó, các ngân hàng trung ương châu Á cũng ủng hộ các chính sách hỗ trợ tiêu dùng bất chấp những áp lực lạm phát.

Goldman Sachs khẳng định họ không thể tăng lãi suất vào năm 2006 tại bất kỳ nơi nào trên thế giới giống như Cục dự trữ liên bang Mỹ, vì lãi suất cao hơn sẽ khiến cho các đồng tiền trở nên mạnh hơn – gây thiệt hại cho nhập khẩu.

“Chúng tôi nghĩ rằng trong bối cảnh hiện nay, châu Á cần tự biến mình thành động lực tăng trưởng độc lập cho nền kinh tế thế giới”, Sun-Bae Kim và Adam Le Mesurier, chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs, nói.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

300x250 Có phải kinh tế Nhật Bản sẽ yếu thế tại thị trường châu Á

Cùng Danh Mục:

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>