6 thực phẩm “đặc trị” cảm cúm vô cùng tốt
Cách dùng: Ăn cá ít nhất 2 lần một tuần. Tuy nhiên, cần chọn lựa những loại cá không chứa thủy ngân để không bị ngộ độc, đặc biệt là cho bà bầu và trẻ nhỏ.
Tự hào là nơi cung cấp thông tin mới sớm nhất chính xác nhất về thị trường nhà đất và tình hình các dự án bất động sản mới trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không đến với website business để mang về những kiến thức quý báu về nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, tình hình tài chính thế giới, cách làm giàu!
1. Tỏi trị cảm cúm
Tỏi nên là loại thực phẩm đầu tiên bạn nghĩ đến nếu không may mắc phải chứng cảm cúm đáng ghét. Vì allicin- một trong ba hoạt chất quan trọng có trong tỏi được mệnh danh là loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả Penicillin, có khả năng làm bớt ho, long đờm, dễ thở và không bị nghẹt mũi.
Cách dùng: Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50ml nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2-3 giọt, ngày 2-3 lần.
2. Gừng trị cảm cúm
Gừng là một loại gia vị dễ kiếm, dễ sử dụng và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta.
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, làm ấm tỳ vị, tiêu đàm, cầm nôn mửa, lợi thủy, giải độc. Nên gừng thường được dùng để chữa các bệnh thông thường như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay cảm cúm.
Cách dùng: Giã nhuyễn vài lát gừng tươi đem ngâm với một ít rượu trắng để uống trị cảm cúm rất hay.
3. Bổ sung cam, quýt khi bị cảm cúm
Họ nhà cam, quýt là những loại quả chứa rất nhiều vitamin C, mà vitamin C lại là thành phần chủ chốt của hệ miễn dịch giúp tăng cường thể lực, hình thành kháng thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Vì thế, nếu bị cảm cúm, nên bổ sung những loại hoa quả này một cách thường xuyên để bù lại lượng vitamin C bị mất.
Cách dùng: Uống nước cam mỗi ngày để cơ thể luôn đủ vitamin C. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thêm những loại hoa quả giàu vitamin C khác như: bưởi, kiwi, dâu tây, táo mèo…
4. Cà rốt tăng sức đề kháng đối với virus cúm
Cà rốt là loại râu củ có chứa chất carotenoid- có thể chuyển hóa thành vitamin A, gúp tăng cường chức năng tế bào biểu mô, tạo ra sức đề kháng đối với virus cúm, cải thiện hệ miễn dịch.
Vitamin A còn có khả năng tăng cường màng nhầy cho họng và phổi, bảo đảm sự trao đổi chất ở bộ phận này giúp nó hoạt động bình thường, tránh được cảm cúm.
Cách dùng: Ăn cà rốt một thời gian rồi nghỉ một thời gian, sau đó ăn trở lại. Vì nếu ăn cà rốt hằng ngày có thể bị vàng da, thừa vitamin A có thể gây ngộ độc.
5. Cá phòng ngừa chứng cảm lạnh và cảm cúm
Cá là loại thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3. Đây là loại chất béo mà cơ thể không có khả năng tự tổng hợp nên phải thu nạp bên ngoài qua các loại thực phẩm. Axit béo omega-3 không chỉ có lợi cho tim mạch mà còn có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa chứng cảm lạnh và cảm cúm.
Cách dùng: Ăn cá ít nhất 2 lần một tuần. Tuy nhiên, cần chọn lựa những loại cá không chứa thủy ngân để không bị ngộ độc, đặc biệt là cho bà bầu và trẻ nhỏ.
6. Hạt điều khống chế sự phát triển của virus cúm
Hạt điều chứa nhiều khoáng chất như kẽm, selen và sắt có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Đặc biệt là kẽm vì nó có thể trực tiếp khống chế sự phát triển của virus cúm.
Ngoài ra, hạt điều còn có nhiều chất béo, protein và calo, nhưng rất may mắn là hầu hết số chất béo này là chất béo không bão hòa- giúp sản xuất cholesterol tốt và hỗ trợ lưu thông máu khắp cơ thể.
Cách dùng: Hạt điều ăn vặt hoặc bữa ăn nhẹ hằng ngày để cơ thể tăng sức đề kháng. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung các loại ngũ cốc khác như: lạc, vừng, hạt dẻ, quả óc chó…
Chính sách Kinh Tế |
Hồ sơ Doanh Nghiệp |
Pháp luật Đời Sống |
Quản trị Doanh Nghiệp |
Khoa học Công Nghệ |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply