Cá heo có chiếc cằm dài chưa từng có
Giới khoa học vừa phát hiện một sinh vật mới thuộc họ cá heo chuột với chiếc cằm có độ dài chưa từng thấy trong số các động vật có vú hiện được biết đến.
Loài cá heo chuột này có tên khoa học là Semirostrum ceruttii. Chúng đã tuyệt chủng và có họ hàng với những loài cá heo đầu nhọn đang tồn tại hiện nay. Các nhà khoa học đã nghiên cứu 15 mẫu hóa thạch tìm thấy ở California (Mỹ), trong đó một mẫu vật được bảo quản rất tốt, tìm thấy tại công trường xây dựng San Diego. Kết quả cho thấy, đây là hóa thạch của loài cá heo chuột cổ đã sinh sống vào khoảng 1,5-5,3 triệu năm trước đây, dọc theo 450 km bờ biển California.
Loài cá heo chuột cổ đã sinh sống vào khoảng 1,5-5,3 triệu năm trước đây.
Trong các mẫu vật tìm thấy, phần hàm dưới của chúng nhô ra khoảng 85 cm, trong khi các loài cá heo đầu nhọn khác chỉ có cằm nhô ra khoảng 1-2 cm. Các nhà khoa học cho rằng, cấu tạo bất thường này chứng minh loài động vật này sử dụng đỉnh nhọn của cằm để thăm dò đáy biển tìm kiếm thức ăn. Cá heo chuột, cá heo, cá tầm trắng và kỳ lân biển đều có họ hàng gần với nhau. Chính vì vậy, cấu tạo kỳ lạ của loài cá heo chuột cằm “siêu dài” này hé lộ rằng, một nhánh của loài cá heo có cách tìm kiếm thức ăn khác xa so với những người họ hàng còn tồn tại ngày nay.
Tiến sĩ Racicot cùng các đồng nghiệp đã phân tích và chụp CT mẫu hóa thạch sót lại của loài Semirostrum ceruttii để nghiên cứu. Phần mẫu vật này hầu như còn nguyên vẹn và được bảo quản rất tốt. Kết quả chụp cho thấy, rất nhiều dây thần kinh tập trung ở phần đỉnh cằm của loài cá heo chuột này. Đây là bộ phận nhạy bén, có khả năng dẫn truyền tốt thông tin tới não bộ. Các kết quả tổng hợp sau nghiên cứu đã mô tả gần như hoàn hảo tất cả đặc điểm của Semirostrum ceruttii, qua đó khẳng định, đây có thể là loài động vật có vú kiếm ăn bằng cách đào bới đáy biển, khác xa với các họ hàng khác của cá heo. Những loài cá heo chuột còn sót lại hiện nay kiếm ăn ở khắp các vị trí trên biển, tập trung chủ yếu vào các con mồi sống ở bờ biển, đáy biển hoặc nước nông như cá, bạch tuộc.
Cái tên Semirostrum ceruttii mang ý nghĩa ám chỉ loài động vật với phần xương hàm dưới bất thường, tương tự chim nhạn hoặc cá Halfbeak. Loài chim nhạn đen thường săn mồi bằng cách bay sát mặt nước, dùng chiếc mỏ nhọn và dài để thăm dò rồi bắt cá hoặc các loài giáp xác nhỏ khác. Cả hai loài trên đều săn mồi vào ban đêm, cho thấy phần cấu tạo nhọn nhô ra để thăm dò rất nhạy cảm, có thể phát hiện những kẻ thù không nhìn thấy được trong bóng tối.
Nguồn : Internet
Loài cá heo chuột này có tên khoa học là Semirostrum ceruttii. Chúng đã tuyệt chủng và có họ hàng với những loài cá heo đầu nhọn đang tồn tại hiện nay. Các nhà khoa học đã nghiên cứu 15 mẫu hóa thạch tìm thấy ở California (Mỹ), trong đó một mẫu vật được bảo quản rất tốt, tìm thấy tại công trường xây dựng San Diego. Kết quả cho thấy, đây là hóa thạch của loài cá heo chuột cổ đã sinh sống vào khoảng 1,5-5,3 triệu năm trước đây, dọc theo 450 km bờ biển California.Bài viết: http://news.zing.vn/Ca-heo-lai-chuot-co-chiec-cam-dai-chua-tung-thay-post400107.html#pictures
Nguồn Zing News
Liên Quan Khác
Cùng Danh Mục:
Người phụ nữ với khuôn mặt không thể mỉm cười
Bé gái có chiếc đầu mọc ra từ bụng.
Máu ghen của 12 chòm sao ‘mạnh’ cỡ nào?
Phát hiện vật thể lạ được cho là xương người trên sao hỏa
Bất ngờ xuất hiện vòng tròn xoắn ốc trên một khu vực Điện Balsall
Xuất hiện sinh vật lạ có 140 chân