Người đàn ông chỉ nghiện ăn gạch sỏi
Anh Pakkirappa, sống tại thị trấn Gadag, bang Karnatake, Ấn độ bắt đầu ăn những thứ không thể ăn từ khi lên 10. Kể từ đó, cơn nghiện đã vượt khỏi tầm kiểm soát sau hơn 2 thập kỷ.
Một số người thừa nhận rằng khó từ bỏ chocolate, khai tây chiên giòn, hay bánh quy nhưng anh Pakkirappa Hunagundi, 30 tuổi, người Ấn Độ lại khồng thể từ bỏ được món ăn sở trường bao gồm gạch, sỏi đá và bùn của mình.
Anh Pakkirappa, sống tại thị trấn Gadag, bang Karnatake, Ấn độ bắt đầu ăn những thứ không thể ăn từ khi lên 10. Kể từ đó, cơn nghiện đã vượt khỏi tầm kiểm soát sau hơn 2 thập kỷ.
Anh Pakkirappa đuợc chẩn đoán mắc Hội chứng Pica.
Sở thích ăn uống kỳ lạ của anh được cho là hậu quả của Hội chứng Pica hiếm gặp. Đây là căn bệnh khiến người bệnh thèm ăn những thứ không có giá trị dinh dưỡng và không thể ăn được như đất, đá, đất sét…
Mỗi ngày Pakkirappa đều ăn khoảng 3kg các mảnh vỡ gạch sỏi. Chúng đã trở thành một phần cuộc sống của anh. Nhưng suốt 20 năm nay, những món ăn kinh dị này cũng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của Pakkirappa. Thậm chí, anh còn cho biết răng mình vẫn tốt. “Tôi không chịu phải bất cứ tác dụng phụ nào. Răng tôi vẫn tốt. Tôi có thể cắn một một cục đá mà không hề hấn gì.”, anh nói.
Anh Pakkirappa đã tận dụng khả năng đặc biệt của mình như một phương thức để kiếm tiền nuôi sống bản thân và mẹ. Tuy nhiên, một người bạn thân của Pakkirappa cho biết, hiện anh vẫn nghèo mặc dù đã có rất nhiều người từ khắp nơi tới xem anh biểu diễn ăn gạch.
Anh ăn 3kg gạch đá mỗi ngày.
Bạn bè cũng như mẹ của Pakkirappa đã cố gắng khuyên ngăn anh từ bỏ thói quen ăn uống không tốt này nhưng đều thất bại. Anh đã nói rằng có thể bỏ cơm nhưng không bao giờ từ bỏ đất, đá.
Nguồn : Internet
Liên Quan Khác
Cùng Danh Mục:
Ra hầu tòa vì không thích cái tên Harry Porter
Người đàn ông sống chung với xác của vợ trong phòng khách
Lý giải khoa học về "bàn cầu cơ " kiểu Tây
Sóc đột nhập câu lạc bộ, say bia và quậy tung quán
Một phụ nữ làm đám cưới với hai con mèo đực
Rùng mình với nghi thức xuyên thanh sắt qua má cầu may đầu năm