Sinh ra là bé gái, lớn lên lại trở thành bé trai
Tại ngôi làng Salinas phía tây nam Cộng hòa Dominica, một hội chứng rối loạn di truyền khiến các bé khi sinh ra là con gái, nhưng bỗng nhiên chuyển hóa thành trai khi đến tuổi dậy thì.
Johnny, 24 tuổi, sống tại ngôi làng Salinas phía tây nam Cộng hòa Dominica, là một trong những người có sự biến chuyển về giới tính một cách kì lạ như vậy. Khi sinh ra, Jonny mang hình hài của một bé gái với tên gọi là Felecitia. Nhưng đến năm 7 tuổi, Johnny bắt đầu nhận thấy sự thay đổi của bản thân, đặc biệt là sự hình thành khác lạ của bộ phận sinh dục.
Johnny chia sẻ với báo chí: “Tôi được sinh ở nhà thay vì tại bệnh viện. Trước khi sinh, cha mẹ tôi không hề hay biết về giới tính của tôi. Tôi thường xuyên mặc váy đến trường, tuy nhiên tôi chưa bao giờ muốn mặc giống con gái. Khi cha mẹ mua đồ chơi con gái cho tôi, tôi không hề thích thú với điều đó. Và hiện tại tôi cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc với sự thay đổi này của bản thân mình. Tôi cảm thấy như mình được sống lại với chính con người thật của mình”.
Johnny, người có những biến chuyển cơ thể khi lên 7
Một trường hợp khác tương tự cũng xảy đến tại ngôi làng Salinas này. Đó là bé gái Carla. Cô bé này bắt đầu có sự biến đổi về cơ thể khi lên 9 tuổi. Mặc dù được nuôi nấng như một bé gái, nhưng mẹ của cô bé nhận thấy rằng từ lúc 5 tuổi cô bé đã bắt đầu tò mò khám phá những trò chơi mạnh mẽ của các bé trai. Gần đây, cô bé còn cắt tóc như con trai dù trước đó đã tết tóc dài hai bên suốt nhiều năm.
Câu chuyện của Johnny hay Carla có thể lạ lẫm với nhiều người trên thế giới, nhưng ngay tại ngôi làng Salinas này thì đây lại là một hiện tượng hết sức bình thường. Những trường hợp như Jonny, Carla được gọi là “guevedoces”, có nghĩa là “mọc dương vật ở tuổi 12”. “Guevedoces” hay còn được gọi với tên “machihembras”, có ý là “đầu tiên là phụ nữ, sau đó là đàn ông”.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng lạ lùng này bắt nguồn từ sự rối loạn di truyền hiếm gặp do bệnh nhân bị thiếu đi một loại enzyme, dẫn đến việc ngăn chặn sản xuất hoóc môn giới tính nam có tên dihydro-testosterone khi còn trong bụng mẹ.
Tất cả những em bé trong bụng mẹ, dù nam hay nữ, đều có các tuyến nội tiết tố gọi là tuyến sinh dục và và một chỗ phồng nhỏ mọc ở giữa hai chân. Vào khoảng tuần thứ 8, trẻ sơ sinh nhiễm sắc thể Y sẽ bắt đầu sản sinh hoóc môn dihydro-testosterone với số lượng lớn để tạo thành dương vật. Đối với trẻ sơ sinh nữ, chỗ phồng này sẽ phát triển để tạo thành âm vật.
Tuy nhiên, một số thai nhi nam lại thiếu đi enzyme 5-alpha-reductase giúp làm tăng hóoc môn nam giới, vì vậy những thai nhi này khi sinh ra sẽ là bé gái và không có dương vật cũng như tinh hoàn. Và đến tuổi dậy thì, một sự đột biến lớn khiến testosterone được sản sinh với số lượng lớn, giúp cơ quan sinh sản nam được hình thành. Từ đó, những bé gái sẽ trở thành bé trai với bộ phận sinh dục nam đầy đủ, kèm theo đó là sự vỡ giọng để trở thành giọng nam.
Ngôi làng Salinas, một ngôi làng bị cô lập hoàn toàn nằm tại phía tây nam nước Cộng hòa Dominica
Hội chứng “guevedoces” lần đầu tiền được phát hiện bởi tiến sĩ nội tiết Julianne Imperato, một chuyên gia nội tiết của trường Đại học Cornell vào thập niên 1970. Ông đã đến Cộng hòa Dominica sau khi nghe tin đồn về những trường hợp con gái biến thành con trai.
Đến nay, tại ngôi làng Salinas, người ta ước tính có khoảng 90 trường hợp biến đổi như vậy. Mặc dù đã trở thành con trai nhưng những người này vẫn có đặc biệt khác biệt so với đàn ông bình thường như tuyến tiền liệt nhỏ hơn so với nam giới bình thường… Nhiều người cho rằng, chính tình trạng cô lập lâu dài của ngôi làng Salinas đã gây hội chứng kỳ lạ này. Hiện ở Cộng hòa Dominican tồn tại 3 loại giới tính là nam, nữ, và pseudohermaphrodite (lưỡng tính).
Theo eva
Leave a Reply