Cô bé 15 tuổi có dịch rỉ ra từ mắt và da có màu đỏ như máu
Được biết, thực ra chất dịch rỉ ra từ mắt và da của Preeti không phải là máu. Nó là một loại chất dịch lỏng và loãng, có màu đỏ như máu mà thôi.
Kể từ sau trận ốm bất ngờ năm 2009, cô bé 15 tuổi người Ấn Độ có tên Preeti Gupta bắt đầu có biểu hiện khóc và toát mồ hôi máu. Trong suốt 5 năm qua, Preeti đã được gia đình đưa đi điều trị ở khắp nơi nhưng các bác sĩ đều bó tay. Tuy nhiên, mới đây, cô bé đã quay trở cuộc sống bình thường khi được một bác sĩ giỏi tìm ra nguồn gốc và phương pháp điều trị căn bệnh.
Tháng 11/2009, cô bé sống tại thành phố Delhi, Ấn Độ này bỗng nhiên ốm nặng vì một căn bệnh thần kinh. Sau đó, đôi mắt và làn da của Preeti không ngừng tiết ra máu. Lúc đó, cô bé cảm thấy rất hoảng sợ nhưng 12 tháng sau đó, hiện tượng lạ đột ngột biến mất cho tới năm 2010, nó tiếp tục quay lại hành hạ Preeti. Không chỉ mắt mà máu bắt đầu rỉ ra từ tai, da đầu, móng tay, bàn tay, chân và cả lòng bàn chân. Mỗi lần Preeti bị chảy máu thường kéo dài từ 1 tới 2 tiếng, thậm chí vài ngày
Preeti bắt đầu khóc ra máu từ khi bị ốm nặng cách đây 5 năm.
Preeti cho biết, khi máu chảy ra từ mắt là lúc đôi mắt của cô rất đau. Thế nhưng khi rỉ ra được hết thì cơn đau cũng tan dần. Còn tại các bộ phận khác của cơ thể như chân, lòng bàn tay hay lòng bàn chân, da của Preeti mẩn ngứa, tạo cảm giác như bỏng rát. Thi thoảng, Preeti còn bị lở loét miệng trước khi bị chảy máu.
Các kẽ móng chân chảy máu của Preeti.
Được biết, thực ra chất dịch rỉ ra từ mắt và da của Preeti không phải là máu. Nó là một loại chất dịch lỏng và loãng, có màu đỏ như máu mà thôi.
Bác sĩ Shashidhar, khoa Nhi Tai mũi họng, Bệnh viện Artemis thuộc thành phố Delhi cho biết, Preeti mắc phải căn bệnh bí ẩn có tên Huyết hữu (Haemolacria). Triệu chứng của bệnh là chảy máu tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, chủ yếu là mắt, tai, trán và mũi mà không để lại vết thâm tím hay vết cắt nào.
Cũng theo lời của bác sĩ Shashidhar, Huyết hữu là căn bệnh bí ẩn đối với y học mà hiện nay những thông tin về nó vẫn rất ít ỏi. Hơn thế, số người trên thế giới mắc phải căn bệnh này chỉ tính được trên đầu ngón tay.
Nguồn : Internet