17 Suy nghĩ của người giàu (phần cuối)
SUY NGHĨ GIÀU CÓ THỨ 4
Bạn có bao giờ nghe người khác nói: “nguyên nhân số một khiến mọi người không đạt được điều họ muốn là do không biết những điều họ muốn”. Theo trải nghiệm của tôi thì điều đó hoàn toàn chính xác!
Sự cam kết đến từ việc biết CHÍNH XÁC tại sao bạn muốn trở nên giàu có. Người giàu biết rất rõ họ muốn giàu có và họ không bị giao động trong suy nghĩ của họ. Họ CAM KẾT hoàn toàn vào việc làm giàu. Và việc đó trở thành cuộc sống của họ, bao trùm trong suy nghĩ của họ và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tạo ra sựgiàu có.
Hầu hết mọi người không bao giờ thực sự cam kết trở nên giàu có. Nếu bạn hỏi họ,”Bạn có dám cá rằng trong10 năm tới bạn sẽ rất giàu có không?” Hầu hết họ trả lời,”Chưa chắc”. Đó là sự khác biệt giữa người giàu và ngườinghèo. Điều đó dễ hiểu, bởi họ không cam kết trở nên giàu có do đó họ không giàu có và hầu như mãi mãi là như vậy.
Bạn có thấy sự khác biệt không? Người nghèo tham gia cuộc chơi tiền bạc theo phương án phòng thủ hơn là tấn công. Để tôi hỏi bạn, nếu bạn tham gia bất cứ một môn thể thao nào và chỉ tập trung vào phòng thủ thì cơ hội chiến thắng của bạn sẽ là bao nhiêu?
CÂU TRẢ lời là rất ít và hầu như KHÔNG.
Nhưng đó chính xác là cách mà mọi người vẫn thường chơi trong cuộc chơi tiền bạc. Mối quan tâm của họ chủ yếu là làm thế nào để tồn tại và an toàn thay vì đạt được Giàu có và Tự Do. Vậy mục tiêu của bạn là gì?
Hãy nhớ, nếu đích đến của bạn là những ngôi sao thì ít nhất bạn cũng sẽ chạm đến mặt trăng.
Người nghèo tin ” cuộc sống toàn những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi.”
Người giàu luôn tin rằng là người tạo ra thành công của chính mình.
Người nghèo tin vào vận may hay chọn cách chơi và suy nghĩ xem mình là nạn nhân. Có những dấu hiệu nhận biết sau
1. Người nghèo hay đổ lỗi:
Hầu hết mọi người là chuyên gia trong trò chơi đổ lỗi, mọi người đổ lỗi cho bất kỳ ai
Hay bất kỳ những gì họ biết, đổ lỗi cho nền kinh tế, cho chính phủ, cho thị trường chứng khoán… mà mọi người không nhận ra là do ở chính bản thân mình.
2. Người nghèo hay bao biện:
Người nghèo lý giải tình huống của mình rằng « Với tôi tiền không phải là thực sự quan trọng »
Để tôi hỏi bạn nếu Vợ hoặc Chồng hay Người Yêu khi bạn nói không quan trọng họ có ở lại với bạn không ? chắc chắn là không và với tiền bạc cũng vậy.
3. Người nghèo hay oán trách:
Tôi tin vào quy luật của Vũ Trụ « Bạn tập trung vào điều gì điều đó sẽ nở rộng » Bạn có biết luật hấp dẫn không ? những gì giống nhau thì hấp dẫn nhau. Nghĩa là bạn đang hấp dẫn những phiền toái đến với bạn.
Hãy tin rằng Bạn tạo ra cuộc đời bạn, bạn chịu trách nhiệm 100% cho chính cuộc sống của Bạn.